Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Saturday, October 3, 2020

PHÂN ƯU

*** 


Hoa Sen Trắng "". - Home | Facebook

               Nhận được tin buồn Phu Quân Bạn Cũ Lâm Thị Xuân 

                 Trường Nguyễn Trung Trực-Rạch giá- Kiên Giang.

 

Anh ĐỖ LỆNH KHOA

 

Đã từ trần ngày 27 tháng 9 năm 2020 tại Charlotte, 

North Carolina – Hoa Kỳ

 

Hưởng Thọ 78 tuổi

 

Các Bạn Cũ thành kính chia buồn cùng Chị Lâm Thị Xuân và tang quyến. Nguyện cầu Hương Hồn Anh ĐỖ LỆNH KHOA 

sớm vãng sanh nơi Miền An Lạc.

Đồng Kính Bái Biệt;

***

Lâm Hữu Xưa-Aust

Trần Minh Mẫn-USA

Dương Khả Mỹ-USA

Lưu Vĩnh Tích-USA

Võ Văn Nghĩa & Hòa Thuận-Paris 

Tăng Mỹ Ngọc-USA

Lâm Quang Tới -Texas

Nguyễn Văn Dõng-Wash.DC

Huỳnh Kim Thân - VN


Friday, May 15, 2020

CÁM ƠN HUYNH TRƯỞNG TTT-LÊ NGUYỄN TÊN THẬT LÀ LÊ VĂN CẨN-ĐS 10 CHẮC ANH CÒN NHỚ./-TCL

Côn Sơn
3:52 AM (3 hours ago)



to me

Bài về 70 người chết ờ Côn Sơn tôi có chuyển cho các bạn và tôi kèm theo chi tiết không chính xác là Tôn Thất Sỹ ờ Côn Sơn nghe nói đã bị giết ngay khi CS vào Côn Sơn.
Lê Nguyễn tôi tin là học khóa 10 vì anh nói chuyện đi học ở Thủ Đức với rất nhiều điều chính xác về người và việc.

Nói vợ Sỹ ở Đà Lạt là điều tin được. Ông TT Hy có nhà ở đường Nhà Thờ,  Đà Lạt. Đấy là con đường  bên phải của Nhà Thờ chính Đà Lạt (nhìn từ trong ra). Sỹ là thừa kế gia sản khiêm tốn nầy.
Đường chỉ có một phía nhà cửa, bên kia là nhà thờ.
Mẹ Sỹ là người gốc Hoa nói giọng pha bắc, sành sỏi tiếng Việt.. 1962 tôi có đến đấy; ở chung tại đây ngoài ông bà còn có gia đình em gái Sỹ và hai con nhỏ. Em Sỹ giúp mẹ trông coi tiệm tạp hóa nhỏ mở ngay tại chỗ. Thân sinh Sỹ chết vì té thang khi treo cờ quốc khánh 1964.
Sỹ khóa 9 trong lúc tôi còn ở lại nên không bao giờ liên lạc, chỉ biết Sỹ có lần ở miền Trung xách súng đi giải quyết vụ nghĩa quân bắt gà đá của dân mà ăn thịt.
Theo câu chuyện Sỹ kể sau đây thì tính ra là bà con mà Sỹ ở vai anh.
Ông TT Đảng mà Sỹ gọi bằng bác là bác của tôi; ông nầy và bố tôi anh em chú bác ruột.
Ông Đảng luôn ở bên cạnh TT Ngô Đình Diệm; chính ông đã giúp ông Diệm mặc áp veste và đưa cho một cây cane, ông Đảng đã hối thúc ông Diệm đi ngay vì cửa hông ngó qua Tòa Đô Chánh không có lính của TT Đính, nói chung cả đường Pasteur đều như vậy. Không phải bác tôi sắp xếp cuộc vượt thoát nầy nhưng ông bảo đảm với ông Diệm chính mắt ông thấy như vậy.
1963 giữa lúc học trò nghỉ vì lộn xộn tranh đấu Phật Giáo tôi có đi Đà Lạt tìm Phùng Thăng, dịch giả Câu Chuyện của Dòng Sông, tôi ở nhà Sỹ một đêm.
Tôi rất thương mến Sỹ mà không biết cách gì liên lạc. Trong bài viết tôi gởi có vài chi tiết về đời sinh viên của Sỹ. Nhâu say đi xe đạp từ Khánh Hội về trường, vô cửa thì vô thức cho biết an toàn thì thả tay, anh em khiêng vô ký túc xá.
Thụy Mân chủ Facebook là người Qui Nhơn.
Chúc các bạn an toàn moi thứ./-

Thursday, May 14, 2020

VÌ KHÔNG TÌM THẤY EMAIL CỦA TÁC GIẢ LÊ NGUYỄN NÊN CHÚNG TÔI VÌ NHU CẦU THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG MÀ PHỔ BIẾN KHÔNG CÓ CƠ HỘI THỈNH Ý CHO PHÉP CỦA TÁC GỈA./-TCL

From Lê Nguyễn
Dear anh Sáu, 

  Vụ này rất sôi nổi trên Facebook trong 2 năm qua, với hai bài viết rất chi tiết mà tôi có đóng góp nhiều bình luận và hình ảnh về nhân thân các nạn nhân, trong đó có một đồng môn của chúng ta là anh Tôn Thất Sỹ, khóa ĐS 9. Xin nhắc một chút về chuyện tôi và anh Sỹ có mặt tại Côn Đảo những năm 1970-1975:
- Khoảng tháng 10.1970, Phủ Thủ tướng loan báo là Thủ tướng Trần Thiện Khiêm sẽ ký sắc lệnh thành lập chức vụ Phụ tá hành chánh Cơ sở HC Côn Sơn, cần một viên chức ngạch Đốc sự tình nguyện ra đó. Tôi tình nguyện (và sau này được biết) cùng khoảng 10 người khác. Cuối cùng, chẳng hiểu theo tiêu chuẩn nào, tôi được chọn!
- Tôi làm ở Côn đảo từ cuối năm 1970 đến giữa năm 1972 thì được chuyển về Bình Dương theo thỉnh nguyện. Người ra Côn đảo thay tôi là anh Tôn Thất Sỹ, người đã tình nguyện vào năm 1970 và lúc đó vẫn còn giữ ý định tình nguyện.
- Cái chết do bị đập đầu của anh Sỹ diễn ra vào dịp Giáng sinh 1975. Trong số những nạn nhân còn có: Trưởng ty Ngân khố, Trưởng ty Thông Tin, các Đại úy Trưởng ban 1, Trưởng ban 2, Trưởng ban 5  Bộ chỉ huy Đặc khu và nhiều Giám thị cải huấn khác.
- Nhờ hai bài viết, các bình luận và những hình ảnh chụp lễ chào cờ năm 1971-1972 tại Côn Sơn mà tôi còn giữ được và post lên Facebook, nhiều người con của các nạn nhân còn rất nhỏ lúc đó nhận diện được chồng và cha họ, trong đó có vợ và cô con gái của anh Tôn Thất Sỹ. Đến trước năm 2019, chị Sỹ (hiện sống ở Đà Lạt) và con gái (đang sống ở Mỹ) không hề biết gì về tin tức của anh Sỹ trong gần 44 năm!


- Tôi gửi theo đây link của hai bài viết trên Facebook về chuyện kinh khủng này, anh chị nào có FB sẽ mở xem được, với rất nhiều bình luận làm sáng tỏ thêm vụ thảm sát. Phần tôi, những bình luận mang nick Lê Nguyễn, trong đó có 2 bức ảnh chụp năm 1971, với giải thích chi tiết (ghi dưới). Bức ảnh 1, tôi là người đứng bìa trái hàng đầu; bức 2, tôi ngồi bìa phải, hàng đầu, người ngồi giữa là Trung tá Cao Minh Tiếp, Đặc phái viên Cơ sở HC Côn Sơn. Trước khi tôi rời Côn Sơn 15 ngày, ông Tiếp lên Đại tá, về làm Giám Đốc Nha Cải Huấn




Trích bình luận:
Lê Nguyễn Xin gửi các bạn tấm ảnh (1) chụp năm 1971 có anh Nguyễn Văn Thái, Trưởng ty Thông Tin để chuyển cho các con của anh Thái nếu cần. Chú thích:



1- Lê Văn Vui – Trưởng ty Ngân khố (hình như cũng là 1 trong 70 nạn nhân)


2- Lê văn Đường (Chủ sự phòng Nội an – Cơ sở HC Côn sơn)

3- Ngô Văn Năm – Trưởng ty Cảnh sát

4- Nguyễn Thắng – Trưởng ty Bưu điện
5- Nguyễn Văn Thái – Trưởng ty Thông tin
6- Đại úy Ảnh – Bộ chỉ huy Đặc khu
Lê Nguyễn Xin gửi thêm một ảnh (2) năm 1971 để các bạn tìm thêm người còn kẻ mất:




1- Trần Huỳnh Hội – Chủ sự phòng Viễn Thông


2 – Nguyễn Bang Hanh – Chủ sự Văn phòng CSHC Côn Sơn

3- Trịnh Văn Đông – Trưởng ty Tiểu học

4- Nguyễn Văn Đồng – Trưởng ty Thanh niên
5 – Nguyễn Văn Thái – Trưởng ty Thông tin (mặt khuất một phần)
6- Lê Văn Tư – Trưởng hạt Thủy Lâm
7- Nguyễn Văn Sơn – Quản lý Hợp tác xã
8- Lê Văn Vui – Trưởng ty Ngân khố
9- Ngô Văn Năm – Trưởng ty Cảnh Sát
10 – Đại úy Phạm Huỳnh Trung (chỉ chắc ý khoảng 80-90%)
11 - Sĩ quan tuyên úy Phật giáo

LINK 2 Bài trên Facebook:
KHU RESORT SIX SENSES VÀ NGÔI MỘ CHUNG
Có lần tôi viết một bài tựa đề “Lớn lên cùng với ma”, kể về những kỷ niệm lúc nhỏ, lớn lên cùng với ma nhưng chưa bao giờ gặp ma. Nói chung, tôi ít khi tin vào những câu chuyện tâm linh, dù một vài lần trong đời cũng đã chứng kiến những chuỗi sự việc mà không biết phải giải thích thế nào cho hợp lẽ khoa học.

Giờ nói về một đề tài khác: Facebook. Facebook đối với cộng đồng dân Việt nói riêng, là một điều kỳ diệu. Nó nối kết những người không quen biết bằng những sợi dây mật thiết và tin cậy mà đôi khi người ta không tìm thấy được ở xã hội chung quanh. Người ta có thể tin nhau, dù là chưa bao giờ gặp mặt, người ta có thể tâm sự, chia xẻ với nhau những điều thầm kín mà trong môi trường xung quanh họ, vì nhiều lý do, họ không thể thổ lộ với bất cứ ai.

Tôi đã có một vài người bạn như vậy trên Facebook.

Một lần một người bạn nhắn tin cho tôi, kể cho tôi nghe một câu chuyện ám ảnh anh khôn nguôi. Kỳ đó vợ chồng anh đi du lịch Côn Đảo. Nơi họ ở rất đẹp, là một trong các resorts nổi tiếng ở đó. Nhưng không hiểu sao, hoàn toàn chỉ bằng cảm tính, cô vợ có một cảm giác không yên trong thời gian nghỉ ngơi ở đây, cái cảm giác như lúc nào cũng có những đôi mắt vô hình nhìn mình từ đằng sau. Đêm tối trước ngày trả phòng, một người bạn khác của hai vợ chồng đi cùng chuyến đó, trong lúc đang ngồi xếp dọn đồ đạc để chuẩn bị hôm sau ra về, ngẩng lên chợt thấy một người đàn ông mặc sơ mi nâu, đeo cà vạt đang nhìn cô ấy qua cửa kiếng. Cô hoảng hốt thét lên, người chồng chạy vào, chẳng thấy ai, cho là cô bị thần hồn nát thần tính.

Câu chuyện có lẽ sẽ dễ quên, nếu như hai vợ chồng anh ấy không post hình đi chơi của mình lên, và tình cờ một người, một phụ nữ hoàn toàn không quen( đang sinh sống tại Úc) vào comment, đại thể là nơi ấy rất đẹp nhưng cô không thể sống ở đó được vì bị một nỗi ám ảnh rất lớn: cha của cô là một cảnh sát, một trong những công chức, quân nhân sống và làm việc trên đảo trước năm 1975, đã bị hành hình vào một đêm tối ở nơi ấy.

Rởn da gà, người bạn của tôi nhớ lại cái cảm giác buồn vô cớ, xốn xang không yên của vợ mình những ngày ở resort, anh mới inbox nhắn tin trao đổi với cô gái ấy. Thế là một câu chuyện được tháo nút: Sau khi miền Nam bị chiếm, những người từng làm việc cho chính quyền miền Nam gồm công chức, sĩ quan, nhân viên làm ở trại tù đều bị tập trung lại và bị nhốt. Con số này khoảng 70 người. Ngày 23 tháng 12 năm 1975, chính quyền Cộng sản ở Côn Đảo thông báo cho gia đình của những người này rằng họ sẽ được đưa vào đất liền để "cải tạo". Thân nhân của họ nghe vậy thì hay vậy, và cũng không được thông báo gì thêm sau đó. Và rồi không một người nào trong số 70 người ấy trở về với gia đình!

Sự thật về đêm hôm đó, người thân của nhóm này không ai hay biết. Chỉ nhiều năm sau, cái màng sương âm u và kinh hoàng che giấu cái chết cùng một lúc 70 người đó được vén ra qua lời kể của một kẻ tâm thần, một trong những người đã ra tay hạ sát các chú bác này. Gã kể lại rằng những người tù này bị đập vào đầu, nhiều người chết, nhiều người vẫn chưa chết hẳn, nhưng vẫn bị vùi sống xuống hố đã đào sẵn. Khu nầy cách xa khu dân cư chính của đảo đến khoảng 10 cây số, một địa điểm hoàn toàn hoang vắng, vô cùng tiện lợi cho mục đích của những kẻ sát nhân.

Nhiều năm nữa đi qua... Người thân của những người bị giết chết đau cái nỗi đau không nói được nên lời . Thân phận họ hoàn toàn là thân phận con sâu cái kiến, họ không đủ chứng cứ để kêu oan. Kêu ở đâu? Kêu ai? Khi mình là "ngụy", khi mình là thân nhân của người thua cuộc? Đâu đâu cũng là kẻ chiến thắng, mang quyền sinh sát người khác trong tay? Luật là của người thắng cuộc, lẽ phải thuộc về họ!

Nhưng đất trời lại có những cách sắp đặt khác: Khi khu resort ở một địa điểm rất đẹp gần biển, vắng vẻ và xa vùng dân cư này được xây lên, đội xây dựng tìm thấy một đống xương người trong cái ngôi mộ tập thể. Điều đáng nói là trong số những bộ xương này, có một cặp chân giả mà người trên đảo nhận ra đó là chân giả của “anh Sơn, con chú Chín Khương”, nên người ta bàng hoàng nhận ra đây là ngôi mộ chung của nhóm 70 người đi "cải tạo" ngày đó. Người ta mới dời đống xương này, đem chôn chung vào hai ngôi mộ bên đường, cách khu resort một đoạn...
*****
Một lần nói về mê tín dị đoan, về thế giới ma quỷ và những ân đền oán trả với đứa em, nó giải thích: Chị sống xa nhà đã lâu, không hiểu được hết cảnh bên nhà nên mới không tin ma quỷ. Đất nước mình sau mấy cuộc chiến tranh, người chết oan uổng nhiều vô số kể, những cái chết tức tưởi đau thương, nỗi oan khiên của những linh hồn không siêu thoát được vì phần số chưa tới, và cũng vì phần số chưa tới mà những hồn ma bóng quế này không chốn nương thân, và như thế họ cứ lẩn quẩn chốn trần gian, vòng ân oán lại tiếp diễn như không bao giờ dứt.

Viết bài này tôi không nhằm bôi xấu ai, chỉ vì lời đề nghị của người bạn, như cùng nhau gởi một nén hương, một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát khỏi những nỗi đau, những nỗi oán hận, oan nghiệt của một kiếp người!



California 20 tháng 3, 2018


Thụy Mân





Link trên Facebook:

CHUYẾN TÀU ĐÊM
Tôi đã từng kể trên FB cá nhân câu chuyện về vong hồn những người tử nạn trong vụ máy bay năm 1979 ở núi Sơn Trà. Lúc đó, tôi chưa biết năm 1974 ở vùng núi này cũng có một vụ rơi máy bay quân sự của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Lùi về trước nữa, năm 1954, đã xảy ra một vụ rơi máy bay của hãng Air France mà phi công trưởng chính là cha của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Sau đó, tôi còn “nghe” kể về những điều kỳ lạ quanh điểm máy bay rơi: những người mất đã xui khiến để người sống phải đi tìm họ.

Tôi được nghe những người trong cuộc kể về những trải nghiệm tâm linh khiến tôi biết rằng những người chết bất đắc kỳ tử thường rất khổ sở, nhất là những người mà thân xác họ còn lưu lạc. Và điều khiến họ sợ nhất là bị lãng quên, nhất là bị lãng quên bởi những người thân của mình.

Câu chuyện tôi sắp kể sau đây cũng không ngoài mong muốn người thân của những người đã khuất biết được tin tức về chồng, cha, ông của họ. Câu chuyện này tôi biết cách đây 3 năm. Nhưng vì chưa nắm được thông tin xác thực nên tôi không thể kể ra. Nay tôi đã liên lạc được với những người liên quan đến người mất, những chi tiết mơ hồ cũng dần dần trở nên xác thực, tôi quyết định kể lại câu chuyện này.

Tôi đã day dứt ba năm nay vì không thể nói ra để cho các vong hồn đỡ đau đớn, để người thân của họ biết rằng họ còn sống hay đã chết, họ đang nằm ở đâu. Bài viết này coi như tấm lòng của tôi gửi đến những người đã khuất. Tôi sẽ cầu nguyện để họ thanh thản nơi Suối Vàng. Sở dĩ tôi phải dài dòng mào đầu như vậy vì tôi mong rằng bài viết này sẽ nhận được những lời cầu nguyện dành cho người đã khuất chứ không phải là những lời hận thù, xúc xiểm.

Hơn 44 năm trôi qua rồi, người đã khuất hẳn cũng không còn hận thù nhưng vẫn đau khổ khi biền biệt bóng người thân. Trong khi đó, người thân của họ thì cứ mỏi mòn, đau khổ trong mong đợi, hy vọng rồi tuyệt vọng. Làm sao có thể xoa dịu nỗi đau đớn cho cả người sống lẫn người mất.

CHUYẾN TÀU ĐÊM

Câu chuyện tôi sắp kể sau đây là về một “chuyến tàu đêm”. Xin bắt đầu bằng một chuyến du lịch ở Côn Đảo hồi đầu tháng 10/2017. Tôi vốn khá nhạy với cái mà người ta hay gọi là âm khí. Ở đâu có “nó” là tôi cảm nhận được và thường rất sợ hãi. Nơi tôi đến, hai đêm liền tôi mất ngủ dù nơi đó rất đẹp. Cảm giác sợ hãi, lành lạnh sống lưng khiến tôi không tài nào nhắm mắt được dù ở với người nhà. Lúc nào tôi cũng có cảm giác có những ánh mắt vô hình đang nhìn mình chăm chú khiến tôi cứ quay lại nhìn phía sau lưng mình, rồi nhìn về những góc nhà. Thậm chí, sáng hôm sau, khi ở nhà một mình, không chịu nổi sự sợ hãi vì cảm giác rất nhiều “người” đang ở trong phòng, tôi đã chạy ra ngoài dù ở ngoài nắng đã lên cao và rất nóng. Một cảm giác rất lạ mà tôi chưa bao giờ thấy dù tôi đã từng đi công tác, ngủ một mình ở những nhà công vụ hoang vắng, xa khu dân cư.

Ngày cuối cùng, chúng tôi xuống phòng ăn để ăn bữa sáng. Cô bạn trẻ đi cùng kể cho tôi nghe: “Hồi tối em hết hồn chị ơi. Em đang xếp đồ vô valy để hôm nay về, tự nhiên nhìn qua tấm kính (chỗ chúng tôi ở là những ngôi nhà có vách ngăn các phòng bằng kính) thì thấy một người đàn ông đứng nhìn em. Ông mặc sơ-mi màu nâu, tay dài cài khuy, đeo cà vạt. Em hét lên: Anh ơi, có ai trong phòng. Chồng em chạy ra thì không thấy chi cả. Ảnh nói làm sao trong nhà mà có người lạ được, có lẽ em thấy cái chi đó rồi tưởng tượng ra thôi. Tuy vậy, chồng em cũng muốn yên tâm nên gọi bảo vệ lên cùng để đi quanh ngôi nhà và ngoài vườn nhưng vẫn không thấy ai cả”. Lúc đó, người nhà tôi bật cười: Mấy chị này yếu bóng vía nên nhìn gà hóa cuốc thôi. Nhưng tôi lại cảm thấy lờ mờ có gì không ổn vì hai ngày ở đó là hai ngày tôi cảm thấy tâm trạng mình không được tốt.

Sau chuyến đi, tôi đăng một clip quay ở Côn Đảo lên FB. Không hiểu sao có một chị nick FB là Hoa Nguyen, không có trong danh sách bạn bè của tôi và hoàn toàn không có một người bạn chung nào, lại đọc được bài viết đó và bình luận rất lạ:





- Khi họ xây nơi này đã tìm thấy hố chôn tập thể trong đó có ba tôi. Ks này rất đẹp nhưng tôi không dám ở. Sorry Lâm Nguyễn !

- Xin lỗi ba của bạn trước đây là tù chính trị ở Côn Đảo ạ?

- Lâm Nguyễn ba tôi là bên thua cuộc nên mới bị tử hình .
- Tử hình nhưng tại sao lại tìm thấy trong hố chôn tập thể hả bạn?
- Họ đập đầu xô xuống hố, nghe nói chưa chết vẫn bị chôn, người làm chuyện đó sau này bị điên, họ khai ra mình mới biết.
- Hoa Nguyen ôi thành thật xin lỗi đã gợi lại chuyện đau buồn của gia đình bạn. Cầu mong cho ba của bạn sớm được siêu thoát.

Sau khi nghe câu chuyện này, tôi đã kết bạn với chị và chúng tôi đã nói chuyện qua messenger. Chị kể lại theo trí nhớ: Đêm 22/12/1975, chính quyền thông báo cho gia đình sẽ đưa hơn 79 người gồm quân nhân, cảnh sát, viên chức chế độ cũ đã từng làm việc tại Côn Đảo lên tàu về Cần Thơ cải tạo. Nhưng thật ra ngay trong đêm đó, họ đã bị đưa đến khu rừng dương xa khu dân cư và bị hành hình bằng cách đập đầu và xô xuống hố.

Tôi hỏi chị vì sao chị biết rõ sự việc như vậy khi các chú, các bác đó đều đã chết. Chị nói theo lời dân đảo kể lại thì ông Tư Đ. trong một lần say xỉn đã buột miệng kể ra. Ông Tư là ai hả chị? Ông ấy là một trong những người của đội hành hình.

Sau này, chị nói thêm là những người trong đội có nhiệm vụ di dời và mai táng hài cốt ra khỏi nơi đang xây dựng nói rằng các hộp sọ đều có vết nứt. Trong đội này cũng có một người địa phương đã nhận ra cặp chân giả của một viên chức tên là Sơn.

Từ đó người dân ở Côn Đảo mới biết về số phận của những người tù cải tạo ở đảo. Câu chuyện này đã giải đáp nỗi thắc mắc cho bà con trên đảo vì sao những người tù cải tạo đưa đi Cần Thơ đều không có ai trở về. Ngay cả khi những người tù cuối cùng ở các trại cải tạo tại miền Bắc đã trở về (1992) và đi H.O thì tin tức của những người tù cải tạo ở Côn Đảo vẫn bặt tăm.

Biết về câu chuyện này nhưng dân trên đảo họ chỉ thì thào với nhau chứ không ai dám nói ra. Bây giờ, chỉ cần nói ba từ “Chuyến tàu đêm” là những người già cả, những người dân sống lâu năm trên Côn Đảo hiểu ngay rằng đang nói về ai.

Ngay khi biết tin, năm 2015, chị Hoa Nguyen đã từ Úc trở về đến vùng đất xây dựng khu du lịch hầu tìm mộ cha mình. Những người làm việc ở đây nói rằng tất cả hài cốt đều đã đem ra ngoài. Chị kể tiếp: Không biết hỏi ai, chị đành đi về. Nhưng khi xe đến Đất Dốc thì tắt máy. Chị linh tính nên hỏi thăm những người dân ở đó. Đúng là có 2 ngôi mộ tập thể, trong đó chị chắc chắn là có hài cốt của ba chị, bác Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1927. Chị nói: “Tôi là người đạo Thiên Chúa, không tin lắm về Luật Nhân Quả. Nhưng những người giết ba tôi hình như cuộc sống không tốt đẹp. Gần đến Noel là tôi thấy ba tôi về, chỉ mặc quần cụt màu đen, không có áo, chắc ba tôi chết khổ như vậy”.

Nói về các hài cốt được phát hiện ỏ khu vực rừng dương hẻo lánh, sau khi di dời ra khỏi khu vực xây dựng, đội mai táng thuộc Phòng Giao thông Công chánh huyện Côn Đảo đã mai táng các hài cốt trong hai ngôi mộ. Ngôi mộ thứ nhất có 26 hài cốt, được ép đá xanh xung quanh. Ngôi mộ thứ hai có 10 hài cốt được xây thành xi măng chung quanh lên ngang đầu gối. Lâu ngày, ngôi mộ thứ nhất bị mưa gió xói cát nên nấm mộ sập xuống. Người dân địa phương không biết đó là mộ nên đã vất rác quanh khu vực đó và thường xuyên đi lại trên ngôi mộ.

Tôi cũng không rõ khi chị Hoa Nguyen đến đây thì hai ngôi mộ tập thể còn sơ sài hay không. Chỉ biết rằng đầu năm 2018, qua liên lạc với bạn Thu Nguyen thì tôi mới được biết do những cơ duyên kỳ lạ, năm 2015, chị Thu Nguyen phát tâm đứng ra vận động các nhà hảo tâm đóng góp để xây dựng ngôi mộ đầu tiên trong đó có 26 hài cốt. Tiếp đó, chị Thu Nguyen lại tiếp tục xây dựng ngôi mộ thứ hai có 10 bộ hài cốt. Những ngôi mộ đã được xây dựng tươm tất với chỗ đặt bát hương, hoa quả.

Số tiền xây dựng mộ là từ những người dân sống ở Côn Đảo, hoặc là những người từng sống ở đây và nay đang sống khắp nơi trong và ngoài nước đóng góp. Chi Thu Nguyen cũng cho biết thêm trong số tiền đóng góp xây mộ, phần lớn là của một anh, con trai bác Trương Văn Sến. Anh cho biết sở dĩ anh làm việc này là vì người cha của anh, bác Sến đã báo mộng cho anh. Ngoài anh con trai bác Sến, còn có một chị ở Hà Nội cũng phát tâm số tiền lớn để cúng dường xây mộ.

Cũng từ đó, những năm qua, chị Thu Nguyễn là người chăm sóc mộ phần. Vậy là sau bao năm mồ hoang mả lạnh, chẳng ai biết mà thắp cho nén nhang dù là dịp Tết nhất, đến nay, vong linh các bác, các chú cũng đỡ tủi hờn, lạnh lẽo bởi tấm lòng của chị Thu Nguyễn, của những người thương cảm cho người đã khuất mà đến đây thắp nhang. Dần dà, những thông tin về hai ngôi mộ tập thể của tù cải tạo Côn Đảo đến tai những người quen biết hoặc họ hàng của vợ con những người đã mất. Kể cả chị Hoa Nguyen thì tôi đã gặp bốn người trong số ấy.

Chị Hang Vo kể về người ba của chị là bác Võ Văn Rông cao to như Tây. Khi thấy hài cốt, những người biết bác Rông đều nhận ra đây chính là hài cốt của bác.

Em Thanh Pham lại kể rằng hơn bốn mươi năm nay, mẹ em không chịu lập bàn thờ cũng như làm giỗ cho ba em. Bà tin rằng ba em vẫn còn sống. Nhiều khi bà nói: Có lẽ ba tụi con đã ra nước ngoài và lấy vợ khác, bỏ lại mẹ con mình rồi. Thanh nói rằng đối với mẹ, việc ba còn sống dù có ở với người phụ nữ khác vẫn là niềm hy vọng bấu víu của mẹ còn hơn là ba đã mất. Khi biết tin về số phận của ba mình, mới đây, Thanh và các chị đã đưa mẹ ra Côn Đảo thắp hương cho ba.

Em Loc Nguyen là con của chú Nguyễn Văn Thái. Em nói em không còn nhớ gì về ba vì hồi ba đi em mới là cậu bé vài tháng tuổi. Tôi nói em vậy bây giờ đã biết mộ ba rồi, em cố gắng sắp xếp dẫn mẹ ra thăm ba một chuyến. Ba em hẳn sẽ vui mừng lắm. Em nói: Mẹ em đã mất hai mươi năm rồi chị ơi.

Tôi hỏi chị Thu Nguyen thì cho đến nay, chỉ có khoảng hơn 10 gia đình đã biết thông tin về ngôi mộ tập thể này. Như vậy vẫn còn lại rất nhiều những bác, những chú chưa được người thân đến thắp hương. Họ vẫn mãi đi tìm các bác các chú, còn các chú bác thì cứ ngóng chờ ngày vợ con đến thăm.

Tôi viết bài này với mong mỏi nếu anh chị nào biết được thân nhân của những người tù cải tạo Côn Đảo thì tìm cách liên lạc để họ biết được mộ phần của chồng, cha mình ở đâu. Đạo lý người Việt, tâm linh người Việt rất quan trọng nén hương của người sống cho người đã khuất. Tôi tin rằng một khi chưa được chính người thân thắp hương, những linh hồn chết tức tưởi khó mà siêu thoát. Họ cũng như những người bị tử nạn trong vụ máy bay rơi ở Sơn Trà năm 1979, sẽ cứ lẩn quất đi tìm người thân trong sự đau khổ khôn nguôi.

Cuối cùng, bài viết này như một nén hương mà con xin gửi đến các chú, các bác và cầu mong con, cháu của tất cả các chú, các bác sẽ biết được thông tin về người thân của mình.

Tôi cũng ước ao sao có một nghi thức tôn giáo dành cho người đã khuất được tiến hành tại hai ngôi mộ để những linh hồn ra đi trong chuyến tàu đêm năm ấy không còn vướng bận trần gian mà nhẹ lòng ra đi.

Sau đây là danh sách những người mất mà tôi thu thập được. Hy vọng anh chị, cô, chú, bác nào biết được ai là thân nhân của họ thì chuyển thông tin này đến những người đó. Thật ra số người mất là 79 công chức, cảnh sát, quân nhân trên Côn Đảo nên danh sách này còn thiếu sót nhiều người. Anh chị nào biết thêm thì xin bổ sung giúp. Xin chân thành cảm ơn!



Danh sách những người mất:


1/ Ô. Nguyễn Văn Tân (1925) (Ba chị Hoa Nguyen)

2/ Đại úy Phạm Huỳnh Trung ((Ba em Thanh Pham)

3/ Ô. Nguyễn Văn Thái (Ba em Loc Nguyen)
4/ Ô. Võ Văn Rông (Ba chị Hang Vo)
5/ Ô. Ba Đang
6/ Ô. Năm Muôn
7/ Ô. Sáu Lợi
8/ Ô. Ba Tâm
9/ Ô. Lục Văn Keo
10/ Đại úy Nguyễn Đăng Ảnh (em họ anh Trần Nguyên Phong)
11/ Đại uý Võ Kim Vàng (con rễ của ông Lê Văn Tốt)
12/ Ô. Trương Văn Sến (1930) (Ba anh Thu)
13/ Ô. Nguyễn Hoàng Anh (?) (Anh ông Sang Nguyen)
14/ Ô. Hai Danh Sinh.
15/ Ông Tôn Thất Sỹ: Phụ tá HC (cha bạn Ton Nu Bao Tram)
16/ Ông Lê Văn Vui: Trưởng ty Ngân khố
17/ Ông Nguyễn Thái Bình: Đại úy Trưởng ban 5 Đặc khu
18/ Ông Nguyễn Bang Hanh: Chủ sự Văn phòng Cơ sở HC


19/ Ông Lê Văn Lâm: Cảnh sát


20/ Ông Lê Văn Sơn (em ruột ông Lâm): TPB Nha Kỹ thuật

21/ Ông Hà Sỹ Khoan (cha của anh Khoi Ha Sy)

22/ Ông Lê Văn Tốt: PGĐ TT Cải huấn Côn Sơn (cha của anh John Baptiste Hunglê
23/ Ông Lâm Văn Chắc (Út Chắt): Giám thị
24/ Ông Tư Xà: Giám thị
25/ Ông Tư Hào: Cựu giám thị trưởng
26/ Ông Mai: Cảnh sát
27/ Ông Thu: Cảnh sát
28/ Ông Trung: Cảnh sát
29/ Ông Lê Văn Ký: Cảnh sát
30/ Ông Tính: Cảnh sát
31/ Ông Phụng: Cảnh sát
32/ Ông Hiển: Phòng Hành chính
33/ Ông Long: Cảnh sát
34/ Ông Nguyễn Đức Quảng (1938): GĐ Trung Tâm Cải huấn Côn Sơn (cha của anh Quang Thành)
...
Tôi viết bài này vào những ngày mưa dầm đầu tháng Tám âm lịch. Tuy đã qua mùa Xá Tội Vong Nhân nhưng đọc những câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du, tôi không khỏi chạnh lòng thương cảm cho những vong hồn lạc lối:



"...Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,


Toát hơi may lạnh buốt xương khô,

Não người thay buổi chiều thu,

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen …"





Link trên Facebook:




Thân ái

Lê Văn Cẩn – ĐS 10, Phụ tá Hành chánh Cơ sở Hành chánh Côn Sơn 1970-1972